Niềng răng mắc cài

5/5 - (1 vote)

Tìm hiểu về niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài hay còn gọi là niềng răng bằng khí cụ cố định. Đây là loại hình niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Các khí cụ bao gồm mắc cài, khâu và dây kẽm nha khoa được gắn cố định vào răng sẽ tác động lực suốt ngày đêm, khiến các thay đổi ở răng diễn ra nhanh hơn.

Cụ thể, các mắc cài (khí cụ hình chữ nhật, có tay móc) được gắn dính trên các răng bằng vật liệu dán nha khoa. Khâu là một band kim loại được gắn bao quanh các răng trong cùng, và dây kẽm nha khoa là vật được bẻ theo hình dạng của cung răng được móc trên các mắc cài.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật chỉnh nha hiện đại, phương pháp niềng răng mắc cài kim loại cũng được biến hóa với nhiều hình thức khác nhau như:

  • Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
  • Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc/ tự khóa
  • Niềng răng mắc cài kim loại mặt lưỡi/ mặt trong
Trước và sau khi niềng răng

Những trường hợp cần niềng răng mắc cài kim loại

Trường hợp răng hô

Răng hô được biết đến là tình trạng các răng hàm trên nhô ra nhiều hơn mức bình thường hay còn được gọi là răng vẩu, đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó là sự sai lệch giữa hai hàm răng trên và răng dưới.

Có 4 dạng răng hô gồm: 

  • Hô hai hàm
  • Hàm trên nhô ra phía trước, hàm dưới bình thường
  • Hàm dưới lùi so với hàm trên bình thường
  • Kết hợp những trường hợp trên

Trường hợp răng móm

Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn sai lệch giữa hai hàm. Trường hợp răng phát triển bình thường, khi khép miệng lại cung răng hàm trên phủ ngoài cung răng hàm dưới, tuy nhiên với những người bị móm thì khớp cắn có dạng ngược lại.

Có 5 dạng răng móm gồm: 

  • Móm do răng
  • Móm do xương hàm dưới phát triển quá mức
  • Móm do xương hàm trên kém phát triển
  • Móm do xương hàm dưới quá phát triển và xương hàm trên kém phát triển
  • Móm do xương kết hợp bù trừ xương ổ răng

Trường hợp răng thưa

Răng thưa là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc ăn nhai, các thức ăn liên tục mắc dính vào kẽ răng và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ. Răng thưa có thể do thiếu răng bẩm sinh, răng mọc ngầm, mọc sai vị trí, kích thước xương hàm rộng…

Trường hợp răng khấp khểnh

Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, đẩy ra đẩy vào hay còn gọi là răng 9630, gây sai lệch khớp cắn à ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Biểu hiện của răng mọc lệch lạc là một hoặc nhiều răng nghiêng, xoay, mọc lệch hay ngầm trong xương.

Dịch vụ niềng răng mắc cài tại T-Smile

Tại T-Smile để tiến hành quy trình niềng răng chuẩn Y khoa, khách hàng phải trải qua đủ 6 bước bao gồm thăm khám, lên kế hoạch điều trị, theo dõi quá trình niềng răng từ đầu đến khi tháo mắc cài. Cùng xem cụ thể Quy trình 6 bước niềng răng mắc cài kim loại tại T-Smile

Niềng răng mắc cài tại nha khoa T-

Bước 1:  Khám và tư vấn

Bạn sẽ được lấy dấu mẫu hàm và chụp phim X – Quang bằng máy Sirona của Đức hiện đại nhất hiện nay để kiểm tra cấu trúc răng, nướu và xương hàm. Bác sĩ trực tiếp thăm khám tình trạng răng miệng, phân tích và thống nhất kết quả điều trị cuối cùng cho bạn.

Bước 2: Lập phác đồ điều trị chi tiết

Dựa trên phân tích phim X – Quang và mẫu hàm bằng phần mềm chuyên dụng, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị chi tiết, kết quả dự đoán và thời gian phù hợp dành riêng cho bạn.

Bước 3: Ký hợp đồng niềng răng tại T-Smile

T-Smile sẽ ký hợp đồng cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả niềng răng cho bạn.

Bước 4: Điều trị tổng quát trước khi niềng răng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra và điều trị các bệnh về răng miệng (nếu có) như sâu răng, viêm nha chu, lấy vôi răng… để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng.

Bước 5: Tiến hành điều trị niềng răng

  • Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài và hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng răng.
  • Bạn sẽ tái khám định kỳ từ 2 – 4 tuần/lần để Bác sĩ điều chỉnh lực di chuyển răng.

Bước 6: Kết thúc điều trị – duy trì kết quả

Kết thúc điều trị với hàm răng đều và đẹp. Bác sĩ T-Smile hỗ trợ tháo mắc cài và chỉ định bạn sử dụng khí cụ duy trì.

Cần lưu ý những gì khi niềng răng mắc cài kim loại?

Trước khi niềng răng mắc cài kim loại

  • Kiểm tra xem mình có bị dị ứng với kim loại hay không
  • Thử máu, kiểm tra sức khỏe xem có bị  các bệnh lý về máu như: máu khó đông, ung thu máu, tiểu đường… Vì niềng răng cần phải nhổ răng, nếu bị các bệnh lý về máu có thể dẫn đến chảy máu nhiều, khó cầm máu hoặc nguy hiểm…
  • Chụp phim X-quang trước khi niềng để bác sĩ thăm khám, xác định mức độ lệch lạc và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Chăm sóc răng miệng, điều trị tổng quát để có hàm răng khỏe mạnh trước khi niềng.

Trong quá trình niềng răng mắc cài kim loại

  • Chú ý vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng thật kỹ, làm sạch các kẽ răng, giữa mắc cài với răng, dây cung… bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước…
  • Tái khám định kỳ và đúng lịch để Bác sĩ xác định mức độ di chuyển của răng, siết răng, thay thun…
  • Nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai, hạn chế những đồ cứng, dùng lực nhai mạnh ảnh hưởng đến mắc cài, làm đau răng và cản trở quá trình chỉnh nha. Hạn chế các món ăn ngọt dễ dẫn đến sâu răng, hoặc các bệnh lý về răng.

Sau khi niềng răng mắc cài kim loại

Tái khám định kỳ để bác sĩ T-Smile theo dõi mức độ ổn định của răng, nếu phát hiện những xu hướng lệch lạc, bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, hỗ trợ gắn mắc cài một vài răng để duy trì kết quả sau niềng.

Đeo hàm duy trì theo 4 nguyên tắc sau để bảo vệ hàm răng đều đẹp và tự tin:

  • Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì
  • Tuân thủ kỹ thuật tháo lắp
  • Vệ sinh hàm duy trì
  • Tái khám đúng hẹn

Chú ý vấn đề sức khỏe và vệ sinh răng miệng: Hàm răng sau khi tháo niềng khá nhạy cảm, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh và chăm sóc răng miệng để có hàm răng khỏe mạnh, đều đẹp và tự tin. Không nên tẩy trắng răng ngay sau khi tháo niềng để hạn chế ê buốt và khó chịu cho răng.

.
.
.
.